Các điểm cần lưu ý trong kỹ thuật hàn nhôm

han nhom 4

Các lưu ý trong kỹ thuật hàn nhôm

 

ky thuat han nhom
 

Khi tiến hành hàn nhôm, người thợ hàn cần nắm được qui trình hàn và tuân thủ quy trình từ công đoạn gây hồ quang đến lúc kết thúc mối hàn và nắm được cách giữ mỏ hàn với que hàn phụ ở góc độ thích hợp.

Khi thực hiện lắp điện cực vào mỏ hàn, nên để đầu điện cực thò ra khoảng thật nhỏ.
Khí Argon bảo vệ là loại khí được chọn sử dụng phổ biến nhất cho hàn nhôm, với tác dụng làm sạch và đặc tính thâm nhập tốt.

Để giảm thiểu được sự hình thành oxit magiê khi hàn các hợp kim nhôm nên sử dụng hỗn hợp khí bảo vệ kết hợp Argon với Heli.

Mồi hồ quang

Khi dùng dòng AC hoặc dòng DC, hồ quang có thể được tạo ra do điện áp cao tần mà không cần phải có sự tiếp xúc giữa điện cực và vật hàn.
Mồi hồ quang gần sát với điểm đầu của đường hàn tới khi xuất hiện vũng hàn mới bắt đầu kéo mỏ hàn cho đến hết đường hàn.
Nếu hàn bằng dòng DC (không có cao tần), để gây được hồ quang phải chạm điện cực vào vật hàn. Khi đó nên dùng điện cực loại vonfram-thori để hạn chế các khuyết tật khi mồi hồ quang. Chú ý, khi hàn nhôm ta mồi hồ quang trên một khối mồi làm từ đồng.

Xem thêm:  Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành công nghệ hàn

Khi hàn nhôm bằng máy hàn TIG, chiều dài hồ quang thích hợp nhất ở khoảng 1,5 lần đường kính của điện cực. Khi chiều dài hồ quang càng ngắn mối hàn càng hẹp và chiều sâu càng lớn vì nhiệt hồ quang tập trung dẫn đến độ ngấu cao.

Trước khi ngắt hồ quang, nên tăng tốc độ hàn để tránh xảy ra các vết nứt, lõm cuối đường hàn.

Góc nghiêng mỏ hàn

Đối với hàn giáp mối, góc nghiêng mỏ hàn vào khoảng 90 độ. Khi vật hàn có độ dày không đồng đều, ta đặt mỏ hàn hơi lệch một chút về phía phần dày hơn sẽ giúp cho độ nóng chảy được cân bằng.

Thao tác kỹ thuật hàn nhôm cần được thực hiện “nóng và nhanh” do đặc tính dẫn nhiệt cao của nhôm nên phải đặt điện áp hàn, dòng hàn lớn, và tốc độ di chuyển mỏ hàn cũng nhanh hơn.

Qui trình hàn:

–  Người mới hàn nên sử dụng điện cực zirconi – vonfram, cường độ dòng điện nên đặt là 165A.

–  Đầu tiên đặt mỏ hàn trên tấm nhôm, điện cực sẵn sàng dịch chuyển vào vùng nóng chảy.

–  Để điền kim loại phụ vào mối hàn, trước hết phải tạo ra một vũng hàn nóng chảy tại điểm bắt đầu mối hàn đến khi đạt độ ngấu thích hợp. 

– Tiếp theo dịch chuyển hồ quang về phía sau vũng hàn. Phải tiến hành hàn các đường hàn một cách thuần thục trước khi bắt đầu chuyển sang hàn các mối nối…

Xem thêm:  Tài liệu kỹ thuật hàn: Giáo trình Hướng dẫn kỹ thuật hàn Tig cơ bản

>>> Xem thêm: Kỹ thuật hàn nhôm và hợp kim nhôm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *