Trong các kỹ thuật hàn thì hàn gang là một trong các kỹ thuật khó và phức tạp. Tuy nhiên, không phải là không thực hiện được nếu người thợ lưu ý các yếu tố sau.
Khác với các phương pháp hàn khác, phương pháp hàn gang được sử dụng chủ yếu trong sửa chữa máy móc, vật dụng, sửa chữa các khuông đúc, sản phẩm bị lỗi sau khi đúc…, ít được dùng để kết nối các chi tiết riêng rẻ trong chế tạo như hàn nhôm, sắt hay inox…
Khó khăn thường gặp khi hàn gang:
– Đặc tính của gang là cứng và giòn. Trong các kim loại thì tính dẻo của gang tương đối thấp. Làm thí nghiệm xem xét bản đồ kéo của gang thì hầu như không có vùng chảy rõ ràng.
– Gang rất nhạy cảm với nhiệt, tốc độ nguội cũng nhanh chóng nên rất dễ bị thay đổi về tổ chức trong quá trình hàn cũng như quá trình làm nguội sau khi hàn, dẫn đến việc mối hàn hay bị nứt.
– Các sản phẩm hợp kim gang đa dạng về thành phần hóa học nên khó xác định chế độ hàn và gia nhiệt.
– Khó thực hiện khi hàn gang ở tư thế hàn sấp vì khi ở thể lỏng gang có độ chảy loãng cao.
>>> Kỹ thuật hàn que với thép mỏng tránh bị thủng
Các loại quy trình áp dụng cho hàn gang
1.Quy trình hàn nguội
Tiến hành theo cách thức hàn từng đoạn nhỏ khoảng từ 2-3cmm. Để mối hàn nguội hẳn (có thể trực tiếp chạm tay vào được) sau đó mới tiếp tục hàn.
Trình tự hàn nên làm theo phương pháp hàn đối xứng hoặc phân đoạn nghịch. 2.Quy trình hàn nóng Nung nóng vật hàn lên khoảng 600 – 6500C. Đồng thời trong quá trình hàn cũng phải liên tục giữ nhiệt. Quá trình làm nguội vật hàn sau khi hàn nên duy trì tốc độ khoảng 1200C/s (trong lò) hoặc dùng lớp vỏ cách nhiệt bọc bên ngoài (khó áp dụng với vật hàn lớn, cồng kềnh) hoặc có thể chôn trong cát khô.
Mẹo nhận biết: nung nóng vật hàn gang đến khi thấy có màu đỏ chín là được. Hoặc dùng mạt gỗ thông khô thổi lên chỗ vừa nung nóng, nếu thấy có tàn than bay ra thì được.
Cần lựa chọn vật liệu hàn gang đúng. Vật liệu hàn gang cần yêu cầu có độ dẻo cao. Trong thành phần Niken thường chiếm đến 90%.
Đối với que hàn, thường sử dụng que hàn đồng hoặc từ inox. Tốt nhất nên sử dụng que hàn hợp kim của Niken và đồng. Khi hàn, dùng ngọn lửa carbon hóa để bù đắp lượng carbon trong gang bị hao hụt do cháy.
Một số lưu ý khi hàn gang:
Khi hàn, ứng suất dư trong gang khá lớn do đặc tính của gang là giòn và cứng do đó rất dễ xuất hiện các vết nứt trong quá trình sử dụng, nhất là quá trình hàn. Một biện pháp để tránh xé lan vết nứt là khoan chặn hai đầu mối hàn trước khi hàn. Bước tiếp theo là hàn theo trình tự từ đầu mối nứt đến hết, sau đó hàn lấp 2 lỗ khoan.
Khi hàn nên lưu ý hàn nơi kín gió nếu không trong quá trình gia nhiệt và hàn sẽ làm gia tăng hiện tượng nứt rách.
Với những vật hàn có độ cứng cao, có thể thực hiện phương pháp nung nóng cục bộ.