Tăng cường hợp tác để kích thích tăng trưởng
Báo cáo mới của Liên Hiệp Quốc dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 2,4% trong năm 2024, trong khi con số này năm ngoái ước tính đạt 2,7%
Một báo cáo mới của Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã đưa ra dự báo kém lạc quan về kinh tế toàn cầu năm nay, đồng thời chỉ ra những thách thức như xung đột leo thang, thương mại toàn cầu yếu, lãi suất cao và thảm họa khí hậu gia tăng.
Theo báo cáo “Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới 2024” được công bố hôm 4-1, LHQ dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 2,4% trong năm nay, trong khi con số này năm ngoái ước tính đạt 2,7%.
Theo AP, dự báo của LHQ thấp hơn con số được Quỹ Tiền tệ Quốc tệ (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra vào cuối năm ngoái. Cụ thể, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ lần lượt đạt mức 3% năm 2023 và 2,9% năm 2024. Với OECD, hai con số này là 2,9% và 2,7%.
Theo báo cáo, khả năng các điều kiện tín dụng thắt chặt trong thời gian dài và lãi suất tăng là những trở ngại đáng kể đối với kinh tế thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển cần đầu tư để phục hồi tăng trưởng. Báo cáo đã kêu gọi thế giới tăng cường hợp tác để kích thích tăng trưởng và thúc đẩy chuyển đổi xanh.
Theo trang UN News, Tổng Thư ký LHQ António Guterres cho rằng những khoản đầu tư mạnh mẽ và táo bạo có thể thúc đẩy phát triển bền vững và hành động khí hậu, đồng thời đưa kinh tế toàn cầu vào con đường tăng trưởng mạnh mẽ hơn cho mọi người.
Ông Shantanu Mukherjee, Giám đốc Bộ phận Chính sách và Phân tích Kinh tế của LHQ, cho biết những lo ngại về nguy cơ suy thoái năm 2023 đã được ngăn chặn, chủ yếu nhờ Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã kiểm soát được lạm phát mà không cản trở tăng trưởng.
Tuy nhiên, ông Mukherjee cảnh báo kinh tế toàn cầu chưa ra khỏi vùng nguy hiểm. LHQ cảnh báo áp lực giá vẫn ở mức cao và bất kỳ sự leo thang xung đột địa chính trị nào nữa đều có nguy cơ dẫn đến đợt bùng phát lạm phát mới.
Theo báo cáo, lạm phát trên toàn cầu ước tính giảm từ 5,7% năm 2023 còn 3,9% năm 2024, giúp giảm bớt sức ép lên các hộ gia đình và doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại khoảng 25% quốc gia đang phát triển, lạm phát được dự báo ở mức trên 10% trong năm nay.
Cũng theo báo cáo, kinh tế Mỹ ước tính tăng trưởng 2,5% năm 2023 nhưng con số này giảm xuống còn 1,4% năm nay trong bối cảnh lãi suất cao, chi tiêu tiêu dùng chậm lại và thị trường lao động suy yếu.
Trái lại, tăng trưởng của kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2024 được dự báo cao hơn năm ngoái (1,2% so với 0,5%). Kết quả này đến từ chi tiêu tiêu dùng tăng khi sức ép giá cả giảm, lương thực tế tăng và thị trường lao động vẫn mạnh mẽ.
Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản được dự báo tăng trưởng 1,2% năm 2024. Con số này ước tính đạt 1,7% năm 2023. Riêng với Trung Quốc, báo cáo cho rằng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này sẽ tăng trưởng 5,3% năm 2023. Tuy nhiên, lĩnh vực bất động sản đang gặp khó và nhu cầu bên ngoài giảm sẽ khiến mức tăng trưởng chỉ đạt 4,7% trong năm 2024.
Cũng theo LHQ, tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Á dự kiến giảm từ 4,9% năm 2023 xuống còn 4,6% năm 2024. Trái lại, khu vực Tây Á sẽ chứng kiến kinh tế lần lượt tăng trưởng 1,7% năm 2023 và 2,5% năm 2024. Còn tại Nam Á, hai con số này là 5,3% và 5,2%. Riêng kinh tế châu Phi lần lượt tăng trưởng 3,3% năm 2023 và 3,5% năm 2024.
Báo cáo lưu ý khủng hoảng khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ làm giảm sản lượng nông nghiệp và ảnh hưởng đến ngành du lịch, trong khi bất ổn địa chính trị tiếp tục gây tác động tiêu cực đến một số khu vực tại châu lục này.
//Chèn ads giữa bài
(runinit = window.runinit || []).push(function () {
//Nếu k chạy ads thì return
if (typeof _chkPrLink != ‘undefined’ && _chkPrLink)
return;
var adsId = ‘lmeadybm’;
var mutexAds = ”;
var content = $(‘[data-role=”content”]’);
if (content.length > 0) {
var childNodes = content[0].childNodes;
for (i = 0; i = 0) {
isPhotoOrVideo = true;
}
}
try {
if ((i >= childNodes.length / 2 – 1) && (i < childNodes.length / 2) && !isPhotoOrVideo) {
if (i <= childNodes.length – 3) {
childNode.after(htmlToElement(mutexAds));
arfAsync.push(adsId);
}
break;
}
}
catch (e) { }
}
}
});
function htmlToElement(html) {
var template = document.createElement('template');
template.innerHTML = html;
return template.content.firstChild;
}